Phòng khách sẽ trở nên thú vị nếu bạn tránh những sai lầm này khi trang trí
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái của một chủ tiệm áo cưới: "Cô dâu, chú rể lưu ý trước khi trả áo vest cho studio kiểm tra kỹ nha. Chú rể để quên trong áo vest em giặt mới biết ướt sũng. Em đã liên hệ gửi lại dâu rể nha". Kèm với đó là hình ảnh những chiếc phong bì mừng cưới bị ướt sũng vì chú rể bỏ quên trong túi, chủ tiệm mang đi giặt sau khi nhận lại. Nhiều người cho rằng việc trả lại cho chú rể là điều đáng hoan nghênh và quan trọng hơn là chú rể biết được tiền mừng cưới của khách mời, tránh những hiểu lầm đáng tiếc.Tài khoản Quỳnh Phương bình luận: "Làm ăn có tâm thì phúc đức sẽ đến với gia đình bạn". Bạn Lưu Ly viết: "Cái này trả lại là đúng, nhiều người mà tham là tự hủy tiệm. Cô dâu, chú rể kiểm tiền thấy những người đi mà không có phong bì dần nhớ ra ngay để trong áo". Chủ tiệm trong câu chuyện trên là chị Triệu My (26 tuổi, ở Q.Hà Đông, Hà Nội). Chị My cho biết, chú rể trả áo vest vào ngày 4.3 nhưng vì bận nên hai ngày sau chị mới mang đi giặt. Khi giặt, chị phát hiện trong túi áo có nhiều phong bì, ngay lập tức báo trả lại cho khách hàng. "Nếu chú rể không thấy phong bì, những khách mời đó sẽ mang tiếng đi dự đám cưới không có quà. Hơn nữa, nếu mình không trả lương tâm sẽ bị cắn rứt, không cho phép giữ lại. Chú rể không biết quên phong bì đến khi mình báo mới nhớ ra. Mình liên lạc lại và chú rể đã đến tiệm nhận lại", chị My chia sẻ. Chị My cho hay, đây là lần đầu tiên gặp trường hợp khách bỏ quên phong bì trong quần áo. Những lần trước họ chỉ quên những vật dụng không có giá trị cao. Bạn chị cũng gặp tình trạng này, có người còn bỏ quên cả vàng trong áo vest. Khi giặt áo, chị chụp lại số lượng phong bì có trong áo để gửi ngay cho cô dâu, chú rể. Chị nghĩ việc trả lại là điều nên làm và xem đây cũng là cách khiến khách hàng tin tưởng khi sử dụng dịch vụ. "Mình cũng không quan tâm số tiền bên trong là bao nhiêu. Hiện mình có hai cửa hàng, một nơi dùng để đào tạo nghề make-up, một nơi làm studio cho thuê trang phục cưới hỏi. Mình luôn cố gắng mang lại sự hài lòng cho khách hàng", chị My bày tỏ. Chú rể Văn Đạt (ở Hà Nội) cho biết, đám cưới được tổ chức vào ngày 2.3 và anh mang trả trang phục khi xong việc. Vợ chồng anh không biết số phong bì bỏ quên trong áo vest, khi chủ tiệm áo cưới gọi báo thì cả hai đều bất ngờ. "Mình đã nhận lại số phong bì đó. 5 chiếc phong bì bên trong có khoảng 2 triệu đồng. Bản thân mình rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ ở tiệm cưới", chú rể nói.Nhà vệ sinh trên máy bay hoạt động như thế nào ở độ cao 10.000m?
Chiều ngày 15.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên (An Giang) cho biết vừa triệt phá thành công chuyên án liên quan vụ in, phát hành, mua bán hóa đơn trái phép, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước do Trương Hồng Sang (57 tuổi, ngụ P.Bình Khánh, TP.Long Xuyên) cầm đầu.Theo thông tin ban đầu, từ năm 2007 đến năm 2024, Trương Hồng Sang thành lập tổng cộng 23 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ nhằm câu kết nhiều người để xuất bán hóa đơn khống với mặt hàng ghi khống: cát, nhựa đường, xi măng, cừ tràm, gạch các loại… cho hơn 360 cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh An Giang. Với thủ đoạn trên các công ty của Sang đã ghi khống 4.539 tờ hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng doanh số bán ra hơn 269 tỉ đồng. Tổng số thuế giá trị gia tăng ghi khống trên 24,8 tỉ đồng, từ đó Sang thu lợi bất chính từ việc bán hóa đơn hơn 8 tỉ đồng.Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trương Hồng Sang; đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 14 bị can khác có liên quan để tiếp tục điều tra về hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Lực lượng công an cũng đã tiến hành khám xét trụ sở các công ty và nơi ở của Sang và một số bị can liên quan để thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan vụ án.Công an TP.Long Xuyên thông tin, hiện đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng về hành vi trốn thuế đối với các công ty, doanh nghiệp có hoạt động mua bán hóa đơn trái phép với bị can Sang.
OCB chia cổ tức 20%, tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỉ đồng
Năm 2025, Chính phủ đặt quyết tâm tăng trưởng GDP tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi.Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn là hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD. Bên cạnh những nguồn vốn chuẩn bị từ ngân sách nhà nước, thị trường vốn là kênh huy động rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.Phát biểu tại hội thảo "Tâm điểm tín dụng Việt Nam 2025" do FiinRatings và S&P Global Ratings phối hợp tổ chức ngày 27.2 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), cho biết thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam có những bước phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu cuối năm 2024 đạt 93,3% GDP. Chỉ số VN-Index tăng 12,1% trong năm 2024 với tổng giá trị huy động vốn trên thị trường đạt gần 930.000 tỉ đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2023.Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinRatings, phân tích: "Nói đến các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và thâm dụng vốn lớn như hạ tầng, năng lượng, giao thông, cao tốc, bất động sản... thì không thể dựa trên một thị trường vốn như hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh huy động vốn mới trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, huy động trái phiếu doanh nghiệp còn rất nhỏ và với kỳ hạn bình quân chỉ 3,5 năm…Chúng ta cần có một thị trường vốn được cải thiện, vận hành một cách hiệu quả để có thể giúp khai thông nguồn vốn nội địa và nguồn vốn quốc tế".Ông Thuân cho biết, sau 5 năm hoạt động, FiinRatings đã xếp hạng tín nhiệm hơn 60 doanh nghiệp. Năm 2024, 29 doanh nghiệp trong số đó đã huy động được 111.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp này không phải là đối tượng thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm.Nhiều chuyên gia phân tích, xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm cao, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với lãi suất ưu đãi; giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ…Bà Tâm nhìn nhận, thời gian tới, để phát triển thị trường vốn bền vững, lành mạnh và nâng cao minh bạch, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ ngày càng lớn.Để tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư về xếp hạng tín nhiệm; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm áp dụng thông lệ quốc tế với 4 nguyên tắc chất lượng, độc lập, minh bạch và bảo mật."Bộ Tài chính đang rà soát khung pháp lý về xếp hạng tín nhiệm để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác với các tổ chức uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn", bà Tâm nói.Ông Andrew Wood, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm quốc gia & tài chính công quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings, cho rằng những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho các ngành chủ chốt như bất động sản, ngân hàng, năng lượng… sẽ tác động mạnh tới thị trường vốn của Việt Nam thời gian tới.Ngoài ra, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng… về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa tài khóa để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho tăng trưởng. Về tầm nhìn, cải cách này cũng giúp Việt Nam cải thiện tín nhiệm quốc gia."Thời gian tới, Việt Nam cần lưu ý điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa phải dựa trên tín hiệu thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam cần được trao bàn đạp để phát triển hơn nữa…", ông Andrew Wood bày tỏ.
Swift - xe đô thị phù hợp với giới trẻ
Giá USD tăng vọt, lập đỉnh mới
Ngày 1.1, thông tin từ Công an TP.Vinh (Nghệ An) cho biết đơn vị này vừa thực hiện lệnh bắt giữ và khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của ông Nguyễn Trọng Nghĩa (48 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh), Nguyễn Đình Sơn (27 tuổi, kỹ thuật viên) và Võ Yên Phi (31 tuổi, nhân viên Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh). Cả 3 người này bị bắt giữ để điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức. Bước đầu, cơ quan công an xác định từ năm 2022 đến 2024, Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh (có trụ sở tại TP.Vinh, Nghệ An) không đảm bảo năng lực về nhân sự trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã cùng 2 nhân viên cấp dưới đã làm giả các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho một số dự án đầu tư xây dựng để hưởng lợi. Cơ quan công an xác định với cách thức làm giả con dấu, tài liệu này, các nghi phạm nói trên đã làm thất thoát ngân sách của Nhà nước hơn 700 triệu đồng. Vụ án đang được mở rộng điều tra.